BS Nguyễn Thị Hòa: Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh mạn tính

Cần biết - 05/20/2024

Viêm loét dạ dày tá tràng là hiện tượng lớp niêm mạc bị tổn thương do hiệu ứng ăn da của acid và pepsin trong lòng dạ dày. BS Nguyễn Thị Hòa sẽ làm rõ vấn đề này.

BS Nguyễn Thị Hòa: Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh mạn tính

Về mặt mô học, viêm loét dạ dày tá tràng được xác định là hiện tượng hoại tử niêm mạc với mức độ tổn thương, kích thước vết loét lớn hơn hoặc bằng 0.5cm (1/5 inch). Viêm loét dạ dày tá tràng thường do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra. Việc dùng các loại thuốc như aspirin, ibuprofen và các NSAID khác cũng có thể gây ra hoặc góp phần làm loét dạ dày tá tràng.

BS. Nguyễn Thị Hòa - Bác sĩ đa khoa - Bệnh viện đa khoa Đống Đa, cho biết:

Bệnh viêm - loét dạ dày tá tràng là một bệnh mạn tính do nhiều nguyên nhân và có nhiều yếu tố nguy cơ làm bệnh tái phát: nguyên nhân hay gặp nhất là do xoắn khuẩn H.Pylori, do thuốc chống viêm steroid và không - steroid, do chế đọ ăn uống nhiều chất cay, chua hoặc làm việc căng thẳng.

Nếu nguyên nhân do H.Pylori có thể điều trị để làm sạch H.Pylori nhưng xoắn khuẩn này lại có thể tái nhiễm qua đường ăn uống, do đó nếu không biết cách phòng bệnh hoặc không có chế độ ăn uống và làm việc thích hợp bệnh lại tái phát.

Điều trị thuốc và chế độ ăn uống có thể làm cho tình trạng bệnh ổn định nhưng rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn. Bệnh làm giảm quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn gây ảnh hưởng tới việc tăng cân của người bệnh.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!