Dùng chung máy vắt sữa có thực sự an toàn như bạn nghĩ

Chăm Sóc Bé - 05/19/2024

Máy vắt sữa từ lâu được biết đến như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các bà mẹ trong quá trình nuôi và chăm sóc trẻ trong giai đoạn đầu. Chúng được sử dụng nhằm duy trì và tăng sản lượng sữa của người mẹ, giảm căng sữa và tắc tia sữa, hoặc kéo nhũ hoa ra để em bé bú dễ hơn. Thế nhưng có những trường hợp các mẹ thường hay tryền tay nhau sử dụng máy vắt sữa, hoặc thuê lại để tiết kiệm chi phí. Vậy việc sử dụng chung máy vắt sữa như thế có thật sự an toàn? Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu bài viết dưới đây.

Máy vắt sữa từ lâu được biết đến như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các bà mẹ trong quá trình nuôi và chăm sóc trẻ trong giai đoạn đầu. Chúng được sử dụng nhằm duy trì và tăng sản lượng sữa của người mẹ, giảm căng sữa và tắc tia sữa, hoặc kéo nhũ hoa ra để em bé bú dễ hơn. Thế nhưng có những trường hợp các mẹ thường hay tryền tay nhau sử dụng máy vắt sữa, hoặc thuê lại để tiết kiệm chi phí. Vậy việc sử dụng chung máy vắt sữa như thế có thật sự an toàn? Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu bài viết dưới đây.

Các loại máy vắt sữa hiện nay

Hiện nay máy vắt sữa có loại bơm bằng tay và loại chạy bằng điện. Các máy vắt chạy bằng điện dùng pin hoặc được cắm trực tiếp vào ổ điện. Có hai loại máy vắt sữa là máy vắt đôi từ hai bầu ngực cùng một lúc. Máy vắt đơn dùng vắt từng ngực một.

Cấu tạo của máy vắt sữa bao gồm một phần ốp trùm vừa vặn lên ngực, một cái bơm tạo lực hút để bơm sữa ra, và một bình đựng sữa có thể tháo rời được.

Dùng chung máy vắt sữa có thực sự an toàn như bạn nghĩ

Dùng chung máy vắt sữa có an toàn?

Theo Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cho rằng việc dùng chung máy hút sữa giữa các bà mẹ sẽ mang đến nguy cơ nhất định nếu máy không được vệ sinh và tiệt trùng đúng cách. Vì khi sử dụng máy hút sữa cá nhân, các phân tử sữa của người sử dụng trước sẽ xâm nhập vào các bộ phận tạo lực hay màng lọc và sẽ bị giữ lại đó. Sau khi sử dụng, bởi tác động của lực hút, các phân tử sữa của người sử dụng truớc đó sẽ bị đẩy vào sữa của người đang sử dụng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Với trường hợp khi thay bộ phụ kiện mới (bình, dây và phễu) thì các phân tử sữa của mẹ dùng trước đã thâm nhập vào màng tạo áp lực. Mỗi lần máy hút, nhả, các phân tử sữa này sẽ bị thổi, thâm nhập vào sữa của bạn. Dù các phân tử sữa không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng chúng vẫn tồn tại. Một dấu hiệu chắc chắn của việc tồn tại các phân tử sữa mẹ là sự xuất hiện của nấm mốc trong ống hút.

Dùng chung máy vắt sữa có thực sự an toàn như bạn nghĩ

Đối với trường hợp những máy hút sữa cho thuê trong bệnh viện an toàn là vì nó có hệ thống khép kín và chúng được thiết kế sao cho sữa từ ống hút và bình không tiếp xúc với động cơ và các bộ phận mà các mẹ dùng chung nên đảm bảo vệ sinh, an toàn. Còn các máy hút sữa cá nhân thì phải dùng chung tất cả mọi phụ kiện nên nguy cơ lây nhiễm và không đảm bảo an toàn cho cả trẻ và mẹ. Đặc biệt là phần màng tạo áp lực trong máy cá nhân không thể tháo ra để khử trùng hay vệ sinh nên không thể đảm bảo an toàn nếu dùng chung với người có bệnh truyền nhiễm, hoặc do không giữ vệ sinh tốt cũng khiến máy trở thành nguồn lây lan virus.

Nên dùng máy vắt sữa thế nào để an toàn

Lời khuyên tốt nhất cho các bà mẹ muốn sử dụng máy hút sữa thì nên mua riêng và chỉ sử dụng duy nhất cho riêng mình. Đó là cách tốt nhất để bạn đảm bảo sức khỏe cho con và cho chính mình. Nếu trường hợp bạn muốn thuê máy, nên đến những địa chỉ như bệnh viện, cơ sở tư vấn sữa mẹ, hoặc cửa hàng chuyên thiết bị y tế để được tư vấn. Và lưu ý chỉ nên thuê loại máy sử dụng được cho nhiều người, chỉ thuê hoặc mua lại máy đã qua sử dụng còn đảm bảo chất lượng, đầy đủ phụ kiện, có bảo hành....

Dùng chung máy vắt sữa có thực sự an toàn như bạn nghĩ

Cần chọn loại máy có xuất xứ rõ ràng từ các quốc gia có thế mạnh về thiết bị y tế như Thụy Sỹ, Mỹ. Cần yêu cầu thử máy cẩn thận trước khi mua hoặc thuê. Nếu kiểm tra thấy máy có các dấu hiệu nứt, vở, đổi màu, mùi lạ thì tuyệt đối không mua hay thuê cho dù giá có rẻ hoặc dù là hàng chính hãng.Theo Cục FDA khuyến cáo, vệ sinh và tiệt trùng máy vắt sữa sau mỗi lần sử dụng. Nên đọc hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để biết cách vệ sinh máy. Thông thường, các bước vệ sinh máy bao gồm:

- Rửa sạch tất cả các bộ phận tiếp xúc với sữa mẹ bằng nước lạnh ngay sau khi vắt sữa.

- Rửa riêng từng bộ phận bằng nước rửa bát và nước ấm.

- Rửa kĩ từng bộ phận bằng nước nóng trong vòng 10 đến 15 giây.

- Đặt các bộ phận lên một chiếc khăn giấy sạch trên giá phơi, và để chúng khô tự nhiên.

Nguồn: Sức khỏe nhi.vn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!