Khi có triệu chứng đắng miệng thì người bệnh cần làm gì?

Xét Nghiệm - 04/23/2024

Bạn đã biết, lưỡi là cơ quan vị giác giúp chúng ta có thể cảm nhận được mùi vị của các loại thức ăn và nước uống đưa vào. Đặc biệt khi lưỡi phát ra tín hiệu có vị đắng và tình trạng này kéo dài ngay cả khi bạn không có dấu hiệu bệnh tật hoặc không ăn uống thứ gì. Khi bạn thấy có triệu chứng đắng miệng thì phải làm gì?

Bạn đã biết, lưỡi là cơ quan vị giác giúp chúng ta có thể cảm nhận được mùi vị của các loại thức ăn và nước uống đưa vào. Đặc biệt khi lưỡi phát ra tín hiệu có vị đắng và tình trạng này kéo dài ngay cả khi bạn không có dấu hiệu bệnh tật hoặc không ăn uống thứ gì. Khi bạn thấy có triệu chứng đắng miệng thì phải làm gì?

Bị đắng miệng là triệu chứng của bệnh gì?

Khá nhiều người thường nhầm tưởng đắng miệng, khô miệng là bệnh, tuy nhiên thực chất đây chỉ là những triệu chứng chứ không phải là bệnh lý gây hại cho sức khỏe. Đắng miệng là cảm giác luôn thấy vị hơi đắng trong miệng vào mỗi buổi sáng khi vừa ngủ dậy hoặc khi ăn không cảm nhận được vị ngon ngọt của thức ăn mà luôn cảm thấy chúng hơi đắng.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đắng miệng là do sự thay đổi thành phần trong nước bọt, khiến việc tuần hoàn huyết dịch ở dưới lưỡi gặp khó khăn. Khi bị đắng miệng người bệnh cũng thường mắc kèm theo các chứng khác như mệt mỏi, uể oải, chán ăn, chóng mặt, đau đầu, tính tình nóng nảy dễ cáu giận, đại tiện táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng và vàng, mạch huyền.. . Theo Đông y, người thấy đắng miệng thường có các chứng hàn nhiệt trở đi trở lại, phiền muộn, buồn nôn, ngán ngẩm không thiết ăn uống, nước tiểu đỏ vàng phần nhiều do nhiệt ở mật gây nên.

Khi có triệu chứng đắng miệng thì người bệnh cần làm gì?

Đắng miệng thường là triệu chứng của những người đang bị ốm hoặc đang mắc những căn bệnh phổ biến như cảm cúm, sốt, suy nhược cơ thể... Đây thường là những loại bệnh không nguy hiểm, chỉ cần nghỉ ngơi và uống thuốc thì bạn sẽ nhanh chóng phục hồi và không còn thấy đắng miệng nữa.

Cảm thấy bị đắng miệng liên tục cả khi ngủ kèm theo các dấu hiệu khác như buồn nôn, thường xuyên ợ nóng, nôn, ho khan, khàn giọng thì có thể bạn đang mắc bệnh trào ngược dịch mật. Lúc này, bạn cần tránh các thức ăn béo, cay và đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị.

Nếu bị đắng miệng kéo dài và không dứt thì bạn không nên xem nhẹ vì có thể cơ thể bạn đang mắc phải các căn bệnh nặng, đặc biệt là các chứng bệnh liên quan đến gan. Theo các bác sĩ thì đắng miệng là triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân có chức năng gan bị suy giảm, mắc các bệnh viêm gan cấp tính, mãn tính, bị xơ gan, hay gan nhiễm mỡ... Ngoài ra, đắng miệng còn là sự cảnh báo của căn bệnh ung thư cho bạn.

Đắng miệng cảnh báo bạn bị những bệnh nào?

Vậy đắng miệng cảnh báo những bệnh gì? Người ta nghiên cứu thấy đắng miệng hay xuất hiện ở những người mắc bệnh viêm gan, viêm mật cấp tính, xơ gan, hoặc những người bị suy giảm chức năng gan do sử dụng nhiều rượu bia và các đồ uống có cồn.

Ngoài ra: Một số người bị ung thư gan cũng cảm thấy đắng miệng và chán ăn. Riêng đối với người bị ung thư, một số có thể không còn cảm thấy được vị ngọt, mà luôn cảm thấy đắng đối với mọi loại đồ ăn.

Khi có triệu chứng đắng miệng thì người bệnh cần làm gì?

Khi có triệu chứng đắng miệng thì người bệnh cần làm gì?

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm tra chức năng gan, mật...

- Nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.

- Sau khi ăn xong thì không nên nằm ngay mà nên đứng thẳng hoặc ngồi, cũng không nên vận động mạnh, cần có thời gian để dạ dày hoạt động.

- Có chế độ ăn uống khoa học: uống đủ nước, nên ăn nhiều rau xanh, không nên ăn các loại thực phẩm đồ uống có hại cho gan như rượu, bia, đồ đóng hộp, đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ...

- Không nên tự ý mua thuốc về sử dụng, cần tuân theo chỉ định và liều lượng của bác sĩ. Một số loại thuốc được bài tiết một phần qua nước bọt sau khi hấp thụ vì vậy sẽ làm miệng đắng thêm.

Đắng miệng là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau trong đó các bệnh lý về gan mật chiếm nhiều nhất và mức độ bệnh nghiêm trọng nhất, vì vậy khi triệu chứng đắng miệng xuất hiện thường xuyên kèm theo cơ thể mệt mỏi, đau đầu chóng mặt thì bạn nên đến các cơ sở, trung tâm y tế kiểm tra sức khỏe để chuẩn đoán bệnh và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời tránh để bệnh có những biến chứng xấu thành u gan, xơ gan, ung thư gan.

Kiểm tra chức năng gan với dịch vụ Xét nghiệm tại nhà Xander

Trong môi trường sống hiện đại ngày nay, với việc phải đối mặt với tình trạng ô nhiiễm môi trường, cùng các thói quen như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, sử dụng thực phẩm không an toàn khiến nhiều người lo lắng về chức năng gan của mình. Chính vì vậy, Xander đã cung cấp một gói xét nghiệm chức năng gan, men gan giúp bạn có thể đánh giá tình trạng của gan thời điểm hiện tại.

Xét nghiệm tại nhà Xander hiện đang là luồng gió mới trên thị trường y tế, là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, là những nơi có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế cùng hệ thống các phòng lab hiện đại hàng đầu càng nước.

Gói xét nghiệm chức năng gan và men gan này giúp cho bạn có thể đánh giá được tình trạng làm việc của gan, men gan hiện tại để kịp nắm bắt tình trạng sức khỏe và lựa chọn phương pháp điều trị .

Lợi ích khi đến với Xét nghiệm tại nhà Xander

  • Mẫu xét nghiệm được lấy tại nhà khách hàng, không mất công chờ xếp hàng, lấy kết quả như khi làm xét nghiệm ở các bệnh viện công.
  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà NộiBệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu đỏ của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Khi có triệu chứng đắng miệng thì người bệnh cần làm gì?

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá gói xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, men gan của Xander được cập nhật phía cuối bài viết.

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, liên hệ với hotline:(024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Bị rối loạn chức năng gan phải làm thế nào?
  • Vì sao khi xét nghiệm chức năng gan cần nhịn đói?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!