Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách điều trị

Sống Khỏe - 05/11/2024

Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì là tình trạng thường gặp. Tuy nhiên, nếu có phương pháp chăm sóc da hợp lý chúng ta vẫn ngăn ngừa và đẩy lùi được mụn.

Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì là tình trạng thường gặp khiến không ít bạn trẻ cảm thấy thiếu tự tin mỗi khi ra ngoài. Nếu thấu hiểu làn da và kiên trì chăm sóc mỗi ngày, mụn sẽ không còn nỗi lo của bạn nữa.

Có hơn 85% thanh thiếu niên gặp vấn đề về da, các triệu chứng thường gặp là tắc lỗ chân lông (gây ra mụn đầu trắng, mụn đầu đen), khiến đau nhức và có những vết sưng sâu trên mặt, cổ, vai, ngực, lưng và bắp tay. Hiện nay có rất nhiều cách để ngăn ngừa và điều trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì, ngăn ngừa sẹo và giúp làn da trở nên khỏe đẹp hơn. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Tìm hiểu về cơ cấu hoạt động làn da sẽ giúp bạn lý giải tại sao khi mới lớn lại có mụn trứng cá. Khi bạn bước vào tuổi dậy thì, sẽ có sự gia tăng hormone giới tính được gọi là androgen. Hormone này sản sinh ra nhiều đến mức dư thừa sẽ thúc đẩy tuyến bã hoạt động mạnh mẽ, làm sản sinh nhiều dầu hoặc bã nhờn hơn. Khi có nhiều bã nhờn, các lỗ chân lông hoặc các nang lông bị tắc cùng với các tế bào da. Sự gia tăng dầu cũng dẫn đến sự phát triển vi khuẩn có tên Propionibacterium Acnes.

Nếu các lỗ chân lông gặp tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm, bạn sẽ thấy sự hình thành của một đốm mụn đỏ với nhân màu trắng. Nếu lỗ chân lông bị tắc, khép lại và sau đó phồng lên, bạn sẽ thấy mụn có một đầu trắng. Mụn đầu đen xuất hiện khi các lỗ chân lông to, hở và phần trên có màu đen hơn do quá trình oxy hóa hoặc tiếp xúc với không khí.

Khi vi khuẩn phát triển, mụn xuất hiện, trở nên đỏ và sau đó phát viêm. Các u nang hình thành khi tắc nghẽn và viêm sâu bên trong lỗ chân lông tạo ra các vết sưng lớn gây tình trạng đau dưới bề mặt da.

Thay đổi nội tiết tố khi dùng thuốc tránh thai, sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt và trong thời kỳ mang thai có thể gây ra mụn trứng cá. Các chất gây ra mụn trứng cá khác bao gồm kem dưỡng da và mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc, dầu mỡ bôi trơn, tất cả đều làm tăng sự tắc nghẽn của các lỗ chân lông.

Quần áo tiếp xúc trực tiếp với da có thể khiến tình trạng mụn trứng cá trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt là ở sau lưng và ngực. Việc đổ nhiều mồ hôi trong quá trình tập thể dục và thời tiết nóng ẩm cùng với stress khiến làn da bạn sản sinh nhiều dầu hơn, đó là lý do tại sao nhiều thanh thiếu niên có tình trạng nổi mụn khi bắt đầu đến tuổi dậy thì.

Nếu mẹ và bố của bạn gặp tình trạng mụn trứng cá, phần lớn bạn cũng sẽ gặp tình trạng tương tự.

Các triệu chứng của mụn trứng cá

Các triệu chứng của mụn trứng cá sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bạn sẽ nhận thấy những dấu hiệu này trên nhiều vùng của cơ thể nơi có nhiều tuyến dầu (mặt, cổ, ngực, lưng, vai và cánh tay trên):

  • Mủ
  • Các u nang
  • Những nốt sần
  • Bít lỗ chân lông (mụn nhọt, mụn đầu đen và mụn đầu trắng)

Loại tổn thương mụn trứng cá nhẹ nhất là mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen. Loại mụn này cũng được điều trị dễ dàng nhất. Với mụn trứng cá nặng hơn, bạn có thể cần thuốc theo toa để giảm viêm, nhiễm khuẩn, sưng đỏ và mủ.

Điều trị mụn trứng cá như thế nào?

Việc điều trị thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng mụn. Ví dụ, nếu có mụn nhọt gặp tình trạng viêm thường xuyên, bạn có thể sử dụng hợp chất  chứa:

  • Axit Azelaic
  • Benzoyl peroxit
  • Axit glycolic
  • Axit lactic
  • Axit salicylic
  • Các loại axit trái cây khác
  • Retinoid (thuốc có nguồn gốc từ vitamin A)

Benzoyl peroxit làm giảm sự sản sinh dầu và có tính chất kháng khuẩn. Bạn có thể sử dụng thuốc này trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bạn nên cẩn thận vì nó gây khô và nứt nẻ da.

Khi có nhiều mụn mủ hoặc u nang xuất hiện trên mặt và phần trên của cơ thể, bạn nên dùng các loại thuốc kháng sinh. Ngoài ra, bác sĩ có thể tiêm vào các nang lông với các loại hormone và vitamin chống viêm để giúp giảm kích thước của mụn.

Đối với mụn trứng cá dai dẳng, bạn nên dùng thuốc kháng sinh (uống hoặc bôi lên da). Một số kháng sinh có tính kháng khuẩn và chống viêm. Thuốc này thường có hạn sử dụng ngắn (khoảng một vài tháng).

Vì mụn có liên quan đến hormone nên một số loại thuốc ngừa thai có thể giúp ích cho bạn. Nhưng không phải tất cả thuốc ngừa thai đều ngăn ngừa mụn trứng cá, một số loại làm cho tình trạng mụn tồi tệ hơn.

Spironolactone, một chất kìm hãm sự phát triển của hormone, có thể được sử dụng cho các bạn gái có mụn trứng cá.

Isotretinoin là thuốc kê theo toa có thể giúp kiểm soát mụn trứng cá nghiêm trọng, có nhiều nang lớn trên mặt, cổ, trên thân và sẹo.

Phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ có dự định mang thai không nên sử dụng thuốc này, vì nó có liên quan đến dị tật bẩm sinh. Isotretinoin gây ra tình trạng khô da, khô mắt, kích ứng. Trước khi sử dụng loại thuốc này, các bác sĩ thường tiến hành xét nghiệm máu để theo dõi viêm gan, hàm lượng chất béo trong máu và tủy xương. Phương pháp này cũng rất tốn kém nên việc sử dụng được giới hạn trong các trường hợp nghiêm trọng khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.

Ngăn ngừa mụn trứng cá như thế nào?

Có một số bước bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. Đối với da có nhiều dầu, bạn hãy giữ cho làn da được sạch sẽ. Rửa mặt và cổ hai lần mỗi ngày bằng xà phòng nhẹ và nước ấm. Nhưng không nên dùng xà phòng rửa trực tiếp lên da mặt! Điều đó có thể gây kích ứng da trầm trọng hơn.

Khi nào bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn điêu trị?

Hãy cẩn thận với những triệu chứng lạ xuất hiện trên da. Khi bạn có một vài nốt mụn trứng cá hoặc gặp tình trạng mụn trứng cá nghiêm trọng, hãy tham khảo các bác sĩ về cách điều trị. Điều trị mụn sớm là chìa khóa để tránh sẹo vĩnh viễn.

Để ngăn ngừa được mụn trứng cá ở tuổi dậy thì, bạn cần dành nhiều thời gian chăm sóc da cũng như có chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, mụn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, khi có dấu hiệu không khỏe về da, bạn hãy đến gặp các bác sĩ tư vấn để kịp thời điều trị. Hơn hết, bạn cũng nên tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc để tinh thần sảng khoái và da dẻ được sáng mịn nhé.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Các loại mụn trứng cá và cách điều trị sẹo mụn
  • Không phải ai cũng biết rửa mặt đúng cách
  • Những mẹo để chăm sóc da đúng cách
  • Kiểm soát mụn trứng cá, bạn đừng quên ăn uống khoa học

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!