Ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh có đáng lo ngại không?

Chăm Sóc Bé - 03/29/2024

Hầu hết các bà mẹ đều có lo ngại chung rằng “Ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh có đáng lo ngại không?”. Mọi người đều cho rằng người lớn và trẻ sơ sinh ngáy khi ngủ là chuyện bình thường. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh ngáy khi ngủ một phần là do hiện tượng sinh lý cơ bản, nhưng phần lớn là đang phản ánh sức khỏe của bé bị ảnh hưởng và rất đáng lo ngại. Các ông bố bà mẹ cần phải lưu ý một số điều về hiện tượng này qua bài viết dưới đây.

Hầu hết các bà mẹ đều có lo ngại chung rằng “Ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh có đáng lo ngại không?”. Mọi người đều cho rằng người lớn và trẻ sơ sinh ngáy khi ngủ là chuyện bình thường. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh ngáy khi ngủ một phần là do hiện tượng sinh lý cơ bản, nhưng phần lớn là đang phản ánh sức khỏe của bé bị ảnh hưởng và rất đáng lo ngại. Các ông bố bà mẹ cần phải lưu ý một số điều về hiện tượng này qua bài viết dưới đây.

Ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh có đáng lo ngại không?

Ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh từ đâu mà ra?

Nói chung, những em bé sơ sinh ngáy trong khi đang ngủ là điều hoàn toàn bình thường. Thực tế, khi còn bé, đường hô hấp của trẻ còn nhỏ, hẹp và lại chứa nhiều chất bài tiết nên làm bé khó thở, không khí khó đi vào và cuối cùng là phát ra âm thanh ngáy. Khi trẻ lớn lên, hiện tượng này sẽ biến mất. Về mặt sinh lý học, hầu hết trẻ sơ sinh đều bị ngáy trong tháng đầu tiên.

Tuy nhiên, có một trường hợp với nguyên nhân sâu xa khiến trẻ ngáy ngủ, tuy hiếm gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm, đó lá đường thở bị tắc. Ngoài ra, một số trẻ có thể bị ngáy ngủ là do những nguyên nhân như bị cảm lạnh, bị dị ứng hoặc đang bị viêm Amidan. Trong những trường hợp này, hiện tượng ngáy ngủ xảy ra khi trẻ ngủ rất say và các cơ họng giãn ra gây ra tiếng ngáy.

Ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh có đáng lo ngại không?

Mặc dù đã biết rằng hiện tượng ngáy ngủ ở trẻ sơ sinh là do bé đang gặp khó khăn trong việc hít thở. Tuy nhiên, mọi người cũng cần chú ý và biết rõ về một số nguyên nhân sau:

  • Trẻ bị cảm cúm: là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh ngáy khi ngủ. Khi bị cảm cúm, trẻ có dấu hiệu chảy nước mũi, dịch mũi quá nhiều khiến cản trở đường thở của trẻ.
  • Trẻ bị viêm Amidan: Amidan sưng to quá trình hít thở gặp khó khăn. Nếu không chữa trị kịp thời, trẻ sẽ có biểu hiện bị thiếu oxy thường xuyên và điều này gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
  • Trẻ ngưng thở trong lúc ngủ: Ngưng thở trong vài giây rồi lại thở tiếp, quá trình này lặp đi lặp lại liên tục khiến trẻ ngáy khi ngủ. Đây là nguyên nhân nguy hiểm nhất dẫn đến tình trạng đột tử ở trẻ.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh đang bị ngạt mũi, bị dị ứng, có vật chèn ép lên cổ họng, bé bị thừa cân nặng, bị mắc bệnh sùi vòm họng... cũng là những nguyên nhân khiến trẻ bị ngáy ngủ. Vì vậy, nếu có ai hỏi “Ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh có đáng lo ngại không?” thì câu trả lời chắc chắn là “Có!”.

Ngủ ngáy sẽ khiến chất lượng giấc ngủ của trẻ kém đi, điều này sẽ tác động trực tiếp tới sự tăng trưởng của cơ thể trẻ, đặc biệt là sẽ thấy trẻ càng ngày càng ngáy to, người hay mệt mỏi, mất tập trung, nghịch ngợm thái quá...

Làm thế nào trị chứng ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh

Nếu con bạn có biểu hiện ngáy khi ngủ thì gia đình hãy chú ý những nguyên tắc dưới đây để giúp trẻ có thể được thoải mái thở dễ dàng. Thực hiện càng sớm bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu.

  • Sử dụng máy phun làm ẩm không khí để có thể làm trẻ dễ thở hơn.
  • Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ, có thể nhỏ mũi dành cho trẻ (nhỏ thẳng vào lỗ mũi từ 5 đến 7 giọt). Điều này sẽ giúp đẩy các chất bài tiết trong mũi trẻ ra ngoài hoặc đẩy xuống họng, làm thông thoáng đường thở của trẻ.

Ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh có đáng lo ngại không?

  • Có thể sử dụng dầu khuynh diệp bằng cách chấm dầu khuynh diệp trên quần áo của trẻ, hoặc xịt ra môi trường xung quanh trẻ... các chất có trong dầu khuynh diệp sẽ giúp trẻ thở dễ dàng hơn.
  • Khi bé bắt đầu đi ngủ thì bố mẹ có thể cho bé sử dụng gối đầu hơi hơi cao một chút, đồng thời hãy cho bé nằm ngửa và đầu gối để cao lên. Điều này sẽ giúp không khí tràn từ mũi vào phổi và sự lưu thông khí được dễ dàng hơn.
  • Hãy đảm bảo giữ ấm phần ngực, cổ của trẻ để tránh trẻ bị cảm lạnh.
  • Mẹ cần đảm bảo không khí xung quanh phòng luôn sạch sẽ, trong lành, không có bụi bẩn hay khói thuốc lá, mùi hương lạ,...
  • Nếu bé thuộc nhóm thừa cân thì mẹ cần thiết lập lại chế độ dinh dưỡng, hạn chế chất béo, chất đường đồng thời áp dụng các bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh.

Lưu ý

  • Máy thông mũi chỉ góp phần làm cho đường thở của trẻ được thông thoáng chứ không thực sự chữa trị hay có thể làm giảm tình trạng ngáy ngủ ở trẻ. Vì vậy mà khi sử dụng thì các bậc cha mẹ nên cẩn thận để tránh làm tổn thương mũi nếu như hút mũi không đúng cách.
  • Không nên để trẻ sống trong môi trường nóng nực.

Ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh có đáng lo ngại không?

  • Trước giờ ngủ, bố mẹ tuyệt đối không để trẻ nô đùa quá nhiều, cười quá nhiều hay ăn quá no, điều này sẽ làm bé ngủ không ngon giấc và mất ngủ.
  • Nếu thực hiện nhiều phương pháp mà triệu chứng ngủ ngáy ở trẻ vẫn không thuyên giảm thì tốt nhất gia đình nên đưa trẻ đi bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn các mẹ đã biết được hiện tượng ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh có đáng lo ngại không rồi. Nếu là cơ chế sinh lý bình thường thì không đáng lo ngại, nhưng hầu hết đều là do các tác nhân xấu bên ngoài gây nên. Vì vậy hãy chú ý quan tâm chăm sóc trẻ thường xuyên để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ nhé!

Ngọc Quỳnh

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!