Tại sao bạn nên tránh ăn rễ cam thảo khi mang thai?

Chăm sóc mẹ bầu - 05/05/2024

Rễ cây cam thảo có tác dụng giảm căng thẳng và những lợi ích khác. Tuy nhiên phụ nữ mang thai nên đặc biệt cẩn trọng với loại thảo dược này.

Rễ cây cam thảo thông thường có tác dụng giảm căng thẳng và mang đến những lợi ích khác. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên đặc biệt cẩn trọng với loại thảo dược này.

Trong thời gian bầu bí, không ít mẹ bầu tìm hiểu các biện pháp tại nhà để đánh bại chứng trầm cảm khi mang thai. Một trong số đó có thể là dùng trà từ rễ cam thảo. Vậy liệu loại thảo mộc này có an toàn cho mẹ bầu và thai nhi không? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Lợi ích của rễ cam thảo

Cam thảo là cây thuộc họ đậu, rễ cây nếm có mùi thơm nhẹ, vị ngọt. Rễ cam thảo chứa nhiều hợp chất giúp chống lại tình trạng trầm cảm bằng cách điều chỉnh hormone căng thẳng.

googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1556806654315-0'); });

googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1556806741740-0'); });

Rễ loại cây này là một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời cho một số tình trạng sức khỏe bao gồm ợ nóng, mùi cơ thể, hen suyễn, nấm da chân, nấm candida và nhiễm virus. Chưa dừng lại ở đó, loại thảo mộc này cũng có thể hỗ trợ trong việc điều trị loét, các vấn đề về gan, bệnh lao, ho, kiệt sức mạn tính, lở loét, viêm khớp, hói đầu và thậm chí cả HIV.

Rễ cam cam thảo có an toàn cho phụ nữ mang thai?

Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai phải tránh sử dụng rễ cam thảo. Dẫu không thể phủ nhận những lợi ích y học mà cam thảo mang lại nhưng loại thảo dược này đồng thời cũng chứa glycyrrhizin, một hợp chất có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho mẹ bầu như đau đầu, mệt mỏi, huyết áp cao, phù nề và nghiêm trọng nhất là đau tim.

Mẹ bầu hấp thụ một lượng lớn cam thảo sẽ tạo ra các vấn đề nói trên. Ngoài ra, nếu chỉ sử dụng lượng nhỏ, bạn vẫn sẽ gặp một vài tác dụng phụ không mong muốn như tê hoặc đau chân tay.

Tác dụng xấu của cam thảo đối với mẹ bầu

Tại sao bạn nên tránh ăn rễ cam thảo khi mang thai?

Các chuyên gia đã đưa ra những tác dụng phụ liên quan đến việc sử dụng rễ cây cam thảo khi mang thai có thể dẫn đến một số biến chứng sức khỏe sau đây:

1. Sẩy thai, sinh non

Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa cam thảo và thời gian mang thai. Kết quả, nếu vô tình hấp thụ chiết xuất rễ cam thảo quá nhiều, nguy cơ bị sẩy thai hoặc sinh non ở mẹ bầu sẽ tăng gần gấp đôi.

2. Ảnh hưởng đến trí não bào thai

Loại thảo dược này còn dẫn đến suy yếu nhau thai. Hợp chất glycyrrhizin được tìm thấy trong cam thảo có nguy cơ gây căng thẳng cho em bé trong bụng. Từ đó dẫn đến một loạt tác động bất lợi đối với sự phát triển não của thai nhi, làm giảm chỉ số thông minh và gia tăng các vấn đề về hành vi ở trẻ khi bé lớn lên.

Tình trạng kém phát triển kỹ năng nhận thức ở trẻ nhỏ cũng có thể là tác dụng phụ của việc dùng rễ cam thảo trong thời gian dài. Bé có nguy cơ dễ mắc phải các bệnh như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

3. Trẻ nhỏ gặp vấn đề sinh sản

Rễ cam thảo có tác dụng tương tự như estrogen và có nguy cơ gây biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi nếu mẹ bầu sử dụng với số lượng lớn trong thời gian mang thai. Thai nhi nam khi tiếp xúc với nồng độ estrogen cao sẽ tăng cơ hội nảy sinh tình trạng bất thường ở tinh hoàn, từ đó dẫn đến vô sinh ở nam giới.

Trong khi đó, thai nhi nữ khi tiếp xúc với quá nhiều estrogen trong giai đoạn phát triển có thể gặp phải các vấn đề về đường sinh sản.

Các loại thảo dược mẹ bầu cần tránh

Bên cạnh rễ cam thảo, vẫn có những vị thuốc mà phụ nữ mang thai nên hạn chế tối đa việc sử dụng để tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn cho mẹ và con. Những thảo dược cần tránh bao gồm:

  1. Lạc tiên
  2. Cúc la Mã
  3. Đương quy
  4. Cây ma hoàng
  5. Mao lương hoa vàng.

Ngoài ra, những cái tên như nha đam, nhân sâm, hoa anh thảo, cỏ thơm, phan tả diệp (senna) cũng nằm trong danh sách các loại thảo mộc phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng.

Sự phát triển toàn diện của thai nhi là điều nên được ưu tiên hàng đầu. Để ngăn ngừa những mối nguy hại không đáng có, bạn nên tuyệt đối hạn chế sử dụng bất kỳ thực phẩm hay thảo dược nào được cho rằng thiếu tính an toàn. Nếu muốn thử các biện pháp tự nhiên để hỗ trợ điều trị bất kỳ tình trạng nào đó trong thai kỳ, mẹ bầu nên tìm đến bác sĩ trước và xin ý kiến tư vấn.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Bà bầu ăn củ đậu trong thai kỳ mang lại những lợi ích nào?
  • Bà bầu ăn khoai lang như thế nào để tốt cho cả mẹ và bé?
  • Lợi ích và rủi ro khi bà bầu ăn rong biển

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!