ThS Nguyễn Kiên Cường: Lịch tiêm phòng vắc-xin viêm gan B

Cần biết - 05/18/2024

Ngày tiêm mũi thứ 3 vắc-xin viêm gan B nếu quên hoặc trùng với ngày nghỉ, lễ Tết thì có thể tiêm lại sau đó, không cần tiêm lại từ đầu.

ThS Nguyễn Kiên Cường: Lịch tiêm phòng vắc-xin viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan rất nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng do vi-rút viêm gan B gây ra. Viêm gan siêu vi là bệnh nghiêm trọng nhất và là một vấn đề lớn của y tế toàn cầu. Nhiễm viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu của bệnh xơ gan và ung thư gan.

Lịch tiêm phòng vắc-xin viêm gan B: Tiêm 3 mũi vắc-xin nhằm tạo miễn dịch cơ bản, nhắc lại mũi 4 sau khi tiêm mũi 3 ít nhất 1 năm. Tuy nhiên cũng có cách tiêm khác là tiêm 2 mũi đầu cách nhau 1 tháng và mũi 3 tiêm sau mũi 2 là 6 tháng.

Hiện nay, người ta áp dụng lịch tiêm phòng: 0 - 1 - 6, nghĩa là 2 mũi tiêm đầu cách nhau một tháng để tạo miễn dịch cơ bản ban đầu, mũi thứ ba tiêm nhắc lại sau sáu tháng tính từ mũi đầu tiên. Một số trường hợp đặc biệt cần kích thích hệ đáp ứng miễn dịch nhanh, nhất là ở trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm viêm gan B mạn tính, người ta tiêm 4 mũi theo trình tự: 0 - 1 - 2 - 12. nghĩa là 3 mũi đầu cách nhau một tháng để tạo miễn dịch cơ bản, mũi còn lại tiêm vào tháng thứ mười hai.

Tuy nhiên, chỉ với hai mũi đầu có thể tạo kháng thể chống lại bệnh trong khoảng 5 - 10 năm tùy cơ địa từng người. Nếu lỡ quên ngày chích mũi thứ ba hoặc mũi tiêm thứ 3 trùng với ngày nghỉ, lễ Tết thì vẫn có thể chích lại sau đó, không cần chích lại từ đầu.

ThS. Nguyễn Kiên Cường - Y học Dự phòng - Viện Y học dự phòng Quân đội, cho biết:

Vắc-xin ngừa viêm gan B không chứa vi-rút sống do đó có thể tiêm cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai, do đó việc vợ cháu mang thai trong thời gian tiêm phòng viêm gan B không có ảnh hưởng. Để an tâm, sau khi kết thúc tiêm phòng viêm gan B một tháng có thể có em bé.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!