THẮC MẮC

Cách điều trị của bệnh thoát vị đĩa đệm sao cho hiệu quả?

Theo kết luận tôi bị bệnh thoát vị đĩa đệm (phình kèm thoát vị đĩa đẹm L4 /5 chèn ép vào rễ dây thần kinh đuôi ngực trong ống sống. - phình kèm thoát vị đĩa đẹm L5/S1 ra sau gây hẹp ống sống ngang mức, đường kính sau va ngang ống sống còn 7mm, chèn vào dây thần kinh S1 bên trái torng lỗ tích hợp.

Tư vấn

Chào bạn!
Đĩa đệm gồm có bao xơ bên ngoài, cấu tạo từ các vòng sợi dai, chắc và nhân nhầy ở dạng keo bên trong. Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống, có tác dụng như một gối đỡ đàn hồi, giúp cột sống thực hiện các động tác cúi, ưỡn, nghiêng xoay.
Khi cấu trúc bao xơ bị yếu do đứt một số vòng sợi, kết hợp với chức năng các đốt sống bị suy giảm tạo nên áp lực đẩy nhân nhầy ra khỏi vị trí – đó chính là thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm được chia ra làm 4 mức độ.
Ở giai đoạn 1 và 2 nhân nhầy chưa thoát ra khỏi bao xơ quanh chúng với các triệu chứng mới chỉ ở mức độ mỏi, hơi tê, mất cảm giác nhẹ và không đau dữ dội. Đây là giai đoạn vàng cho chữa trị thoát vị đĩa đệm nhưng rất nhiều người đã bỏ qua giai đoạn này.
Ở giai đoạn 3 và 4, một phần nhân nhầy đã thoát ra khỏi bao xơ, chúng chèn vào các rễ thần kinh hoặc tủy sống gây đau, giảm hoặc mất chức năng của các bộ phận mà dây thần kinh đó chi phối, hạn chế tối đa cử động cột sống. Lúc này chỉ còn biện pháp là can thiệp bằng phẫu thuật
Điều trị thoát vị đĩa đệm
Đối với điều trị thoát vị đĩa đệm ở độ 1 thì điều trị theo hướng bảo tồn: dùng thuốc kết hợp với vật lí trị liệu, xoa bóp, tắm suối khoáng, đắp bùn; chiếu đèn hồng ngoại, sóng ngắn, điện phân, đắp dầu paraphin... và có thể dùng các biện pháp như tác động cột sống, kéo giãn cột sống trong điều trị bệnh.
Bạn cần giữ gìn tư thế cột sống đúng trong lao động, học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày; tránh cúi người khiêng vác vật nặng; tránh mọi chấn thương cho cột sống.
Ngoài ra, bạn cần rèn luyện để có được cơ thể khỏe mạnh và đặc biệt là một cột sống vững chắc, bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý của mình.
Chúc bạn sức khỏe!