THẮC MẮC

Dày sừng ánh sáng có gây ung thư da không?

Chào bác sĩ. Em là Nữ, năm nay 34 tuổi, từ lúc sinh bé thứ 2 trên má phải của em đã xuất hiện 1 nốt như nám da, đến nay mọc to dần ra. Em đi khám bệnh viện da liễu kết luận dày sừng ánh sáng. Bác sĩ cho em hỏi bệnh này có gây ung thư da không? Sau khi đốt cần kiêng những gì? Làm gì để không bị tái phát bệnh này nữa. Rất mong nhận được câu trả lời của bác sĩ. Em cám ơn.

Tư vấn

Chào bạn!
Về mặt lâm sàng, sang thương dày sừng ánh sáng gồm những nốt sần sùi, mảng tăng sừng đường kính vài cm. Hầu hết sang thương đa dạng gồm những mảng dẹt, bao phủ bởi lớp sừng. Sang thương điển hình là mảng hồng ban tăng sừng (được bao phủ bởi lớp sừng). Thường có đường kính 3 - 10mm và dần dần to ra, cao hơn.
Theo thời gian, dày sừng ánh sáng có thể tiến triển thành ung thư tế bào vảy. Theo 1 nhóm ngiên cứu 7000 bệnh nhân, một tỉ lệ nhỏ dày sừng ánh sáng dẫn đến ung thư tế bào vảy phải mất 2 năm. Dày sừng ánh sáng có thể xảy ra sớm ở lứa tuổi 30-40 tuổi, những người sống ở vùng có bức xạ mặt trời cao, da sáng, không sử dụng kem chống nắng trong việc bảo vệ da. Thông thường bệnh nhân thường có tiền căn da bị tổn thương do bức xạ mặt trời: giãn mạch, da mất đàn hồi và sạm da.
Về đặc tính mô học và phân tử, dày sừng ánh sáng có các đăc điểm chung với ung thư tế bào vảy. Sang thương dày sừng ánh sáng ở lớp thượng bì gồm các tế bào keratin đa hình, không điển hình và loạn sừng. Tế bào không điển hình và tế bào karatin khác nhau về hình dạng, kích thước và có cả hoạt động gián phân. Tính chất này giống với bệnh Bowen hoặc carcinom insitu, và sự phân biệt giữa hai loại này là vấn đề mức độ (phạm vi thương tổ) chứ không phải là sự khác biệt giữa từng tế bào.
Thông thường, tăng sừng rõ rệt và có sự xuất hiện của các vùng cận sừng mất lớp tế bào hạt, thường cũng gặp thâm nhiễm dạng viêm nhiều. Trường hợp này thì dày sừng ánh sáng được cho là biểu hiện sớm của ung thư tế bào vảy và nên được điều trị theo hướng này hơn là điều trị theo hướng dẫn thường tiền ung thư.
Chúc bạn sức khỏe!