Cách cho con bú không bị sặc sữa

Kiến Thức Y Học - 05/19/2024

Sặc sữa ở trẻ nhỏ là vấn đề xảy ra khá phổ biến, và không phải bất cứ bà mẹ nào cũng biết cách cho con bú đúng để tránh tình trạng này. Khi trẻ nhỏ bị sặc sữa mà mẹ không có phương pháp xử lý kịp thời, có thể con sẽ bị ngạt. Vậy mẹ hãy lưu lại ngay cho mình phương pháp cho bé bú mà không bị sặc sữa qua bài viết mà Lily & WeCare chia sẻ ngay sau đây.a

Sặc sữa ở trẻ nhỏ là vấn đề xảy ra khá phổ biến, và không phải bất cứ bà mẹ nào cũng biết cách cho con bú đúng để tránh tình trạng này. Khi trẻ nhỏ bị sặc sữa mà mẹ không có phương pháp xử lý kịp thời, có thể con sẽ bị ngạt. Vậy mẹ hãy lưu lại ngay cho mình phương pháp cho bé bú mà không bị sặc sữa qua bài viết mà Lily & WeCare chia sẻ ngay sau đây.a

Cho bé bú với tư thế phù hợp để không bị sặc sữa

Tư thế đúng để bé không bị sặc sữa khi bú là đầu bé sẽ cao hơn người, cổ thẳng và ngửa một góc 120 độ giúp nuốt sữa dễ dàng. Bú đúng tư thế, không chỉ giúp cho trẻ có thể dễ dàng hấp thụ được lượng sữa từ mẹ một cách thật ngon. Mà mẹ còn có thể thoải mái, dễ chịu, không cảm thấy nặng nề mỗi lần cho bé ti nữa.

Trường hợp mẹ sổ sữa, để đảm bảo trong quá trình bé bú sữa không bắn mạnh vào mặt bé và làm cho bé không “đuổi kịp” bạn sữa, thì mẹ chỉ cần khéo léo điều chỉnh lại lượng sữa tiết ra tại đầu vú bằng 2 ngón tay là có thể giải quyết được vấn đề này một cách ổn thỏa, tránh trường hợp khi bé sặc sữa không đáng xảy ra. Thêm một lưu ý nữa là sau khi cho bé ti xong, mẹ nên đỡ bé dậy và vỗ nhẹ vào lưng bé, đến khi nào bé phát ra tiếng ợ thì hãy đặt bé xuống. Động tác này nhằm mục đích đẩy hết hơi trong ruột bé ra, bé tránh bị nôn trớ và khó chịu.

Cách cho con bú không bị sặc sữa

Kiểm soát tốc độ bú của bé tránh trường hợp bé sặc sữa

Khi mẹ điều tiết được lượng sữa tiết ra trong quá trình bé ti, thì có thể đảm bảo ngăn chặn được tình trạng sặc sữa khi cho bé bú.

Trường hợp mẹ thấy con mút ti quá nhanh khi bầu sữa mẹ đang căng thì lúc này mẹ phải hãm tốc độ chảy của sữa bằng việc dùng ngón tay bấm nhẹ vào đầu ti của mẹ. Khi sữa xuống nhiều quá và bé có nhu cầu muốn “nghỉ ngơi” thì mẹ có thể cho bé ngưng ti một lúc, sau đó cho bé ti lại và ti từ từ để có thể đảm bảo lượng sữa vừa tầm hấp thụ của bé.

Còn đối với những bé không dùng sữa mẹ mà chỉ sử dụng sữa ngoài thì mẹ cần phải chú ý đến tình trạng lỗ thủng ở đầu ti của bình sữa. Để tránh việc khi bé sặc sữa lúc ti bình, mẹ nên chọn những bình sữa có lỗ vừa phải, không quá to vì có thể gây ra tình trạng sặc sữa ở trẻ trong quá trình ti. Tốt nhất mẹ nên sử dụng bình có khả năng chặn dòng sữa, hiện đang được bán khá phổ biến trên thị trường.

Cách cho con bú không bị sặc sữa

Chọn thời điểm thích hợp cho bé ti

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, các mẹ nên cho con bú cách khoảng 2-3 tiếng một lần và mỗi lần duy trì từ 20-30 phút. Trẻ nhỏ nguồn dinh dưỡng chính là sữa mẹ (hoặc sữa công thức), nên để đảm bảo con đủ no mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu của bé và không được ép bé khi bé không muốn ti thêm.

Ngoài ra, khi bé đang khóc, đang cười mẹ cũng tuyệt đối không nên cho bé bú lúc này, vì sẽ rất dễ bị sặc và nguy hiểm đến tính mạng của bé.

Đồng thời, mẹ cũng không nên để cho bé rơi vào tình trạng quá đói mới cho bú. Vì đó là lúc dạ dày của trẻ đã bắt đầu “biểu tình”, nên sẽ hoàn toàn không có lợi cho việc tiêu hóa của bé. Khi đó bé sẽ bú nhanh, bú hơi dài và ngậm nhiều sữa trong miệng trước khi nuốt nên dễ bị sặc sữa hơn. Một khi bé đã nhả núm vú và bụng no căng, mẹ không nên ép bé bú thêm.

Cách cho con bú không bị sặc sữa

Xử lý trong trường hợp bé bị sặc sữa

Đối với trường hợp khi bé sặc sữa trong quá trình ti, để đảm bảo an toàn mẹ cần dừng ngay lại không cho bé bú tiếp dù là bú ti trực tiếp hay bú hình hoặc ăn sữa bằng thìa.

Đặt bé nằm úp trên tay hoặc trên đùi, để đầu thấp hơn người rồi vỗ nhẹ vào lưng cho sữa thoát ra ngoài. Và cố gắng sơ cứu cho bé có thể thở lại bình thường. Trường hợp nặng, sau khi bé thở trở lại mẹ nên đưa bé đi bác sĩ để được theo dõi tốt nhất.

Khi bé bị sặc sữa, mẹ nên cho bé ngồi thẳng lên, để bé ho và phun hết lượng sữa ra ngoài. Sau khi sữa ra hết thì mẹ lau sạch mũi, miệng và các bộ phận khác của bé, đợi một lúc nữa mới tiếp tục cho bé ti tiếp. Trường hợp trẻ không thở được, mẹ phải nhanh chóng hút hết lượng sữa ra ngoài cho con, sau đó nheo trẻ một cái để kích thích sự thở của trẻ.

Xem thêm

  • Cho con bú lại sau khi tái kích sữa
  • Cách cho con bú nằm cực an toàn mẹ đã biết chưa?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!