Nhược điểm của trám răng

Răng Miệng - 05/05/2024

Trám răng là giải pháp phục hình răng đơn giản không còn xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên, trám răng vẫn có những nhược điểm đáng kể mà bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định có nên áp dụng hay không. Vậy những nhược điểm đó là gì, mời các bạn đọc bài viết dưới đây của Lily & WeCare.

Trám răng là giải pháp phục hình răng đơn giản không còn xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên, trám răng vẫn có những nhược điểm đáng kể mà bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định có nên áp dụng hay không. Vậy những nhược điểm đó là gì, mời các bạn đọc bài viết dưới đây của Lily & WeCare.

Nhược điểm của trám răng

1. Trám răng là gì?

Trám răng là hình thức bổ sung men răng nhân tạo nhưng không phải chỉ để phục phục hồi mô răng mà còn là để làm cho răng đẹp hơn một cách toàn diện cả về hình thể cũng như màu sắc của răng mà không gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng cũng như hàm mặt.

Trám răng là kỹ thuật đơn giản đầu tiên nha sỹ sẽ tiến hành vệ sinh vùng trám răng sau đó lấp đầy khoảng trống với chất làm đầy chuyên dụng mà không phải mài cùi hay chụp răng.

Nhược điểm của trám răng

2. Trám răng có những hình thức nào?

Trám răng để phục hồi răng

Đây là hình thức bổ sung men răng nhân tạo để khôi phục vào phần men răng bị khuyết thiếu để hoàn thiện lại hình thể cho răng khi răng nị mòn men, bị sâu

Làm sáng bóng răng

Đây là dùng kỹ thuật dùng một lớp men răng mỏng phủ lên toàn bộ thân răng để che đi những chiếc răng bị vàng ố, xỉn màu.

Chỉnh lại hình thể của răng

Kỹ thuật này dùng men răng nhân tạo để tạo hình thân răng cho đẹp hơn đối với những chiếc răng có hình thể không đẹp, méo mó,...

Trám răng ngừa bệnh lý răng miệng

Đây là kỹ thuật dùng men răng để phủ bên ngoài răng nhằm cách ly răng với các tác động có hại từ axit, thực phẩm, lực nhai, nhiệt độ,...

3. Trám răng áp dụng cho những trường hợp nào?

Theo các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu nhận định, các trường hợp nên áp dụng phương pháp hàn trám răng thẩm mỹ sẽ rơi vào các trạng thái sau đây:

- Răng bị bể vỡ, sứt mẻ do thương tổn, va chạm hay ăn nhai

- Răng bị mòn do lực nhai, lực cơ học (chải răng) hay do sự bào mòn của acid

- Răng bị phá hủy mô răng do bệnh lý như sâu răng, viêm tủy,...

- Răng có hình thể không hoàn hảo như bị ngắn, bị méo, quá nhỏ,...

Như vậy, trám răng chỉ tác động đến phần thẩn răng có khiếm khuyết, có thể ở rìa răng, cạnh răng, mặt nhai hoặc cổ chân răng,... Những phần thân răng bình thường, không có khiếm khuyết thương tổn sẽ không tác động đến.

Nhược điểm của trám răng

4. Ưu điểm của trám răng

Sở dĩ, trám răngchưa được nhiều người tin tưởng lựa chọn là do có thể thỏa mãn được nhiều yêu cầu hơn của người thẩm mỹ răng thưa. Cụ thể là:

- Thực hiện nhanh, tiết kiệm tối đa thời gian. Trám răng được thực hiện nhanh trong vòng 15 phút cho một khe răng thưa, do đó chỉ cần 1 lần đến khám là có thể hoàn tất.

- An toàn, không xâm lấn răng thật. Đây đơn giản chỉ là gắn thêm vật liệu lên thân răng, không phải mài răng hay làm mất mô răng thật nên không sợ răng bị yếu đi sau hàn trám.

- Không gây đau đớn, khó chịu. Thao tác hàn trám không xâm lấn răng nên hoàn toàn không gây đau đớn cho người thực hiện.

- Chi phí thấp. Vật liệu trám có chi phí thẩm và kỹ thuật không phức tạp nên giátrám răng thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người.

- Có tính thẩm mỹ cao. Do màu của vật liệu với màu răng gần tương tự nhau nên kết quả khắc phục răng thưa rất hài hòa thẩm mỹ.

5. Nhược điểm của trám răng

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm kẻ trên thì trám răng cũng có những nhược điểm nhất định. Và nhược điểm lớn nhất của biện pháp trám răng là ở độ bền. Miếng trám răng có độ bền chỉ ở mức tương đối, vẫn có nguy cơ bị bung bật do ăn nhai, vì thế thường chỉ duy trì miếng trám được khoảng vài năm. Khi thực hiện trám răng tức là bạn phải chấp nhận hàn trám lại nhiều lần trong đời.

Nhược điểm của trám răng

Chúng ta vẫn có thể hi vọng cải thiện được vấn đề này. Bởi vì, việc trám răng có duy trì được lâu hay không không chỉ ở bản thân chất liệu mà còn phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của bác sĩ. Nếu như bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm thì thời gian duy trì trám răng cũng được kéo dài hơn mới cần phải đi trám lại.

Do đó, Lily & WeCare khuyên bạn nên chọn trung tâm nha khoa uy tín để thực hiện trám răng, vừa duy trì khả năng ăn nhai tốt, lại đảm bảo tính thẩm mỹ cao.

6. Địa chỉ nha khoa thực hiện trám răng đảm bảo uy tín

Tại Hà Nội

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội

Viện Răng Hàm Mặt Quốc gia được thành lập theo Quyết định số 670/TTG-QĐ ngày 28/4/2006 của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội mà tiền thân là Ban Nha khoa Bệnh viện Phủ Doãn. Ban Nha khoa được thành lập từ năm 1939, là cơ sở nha khoa đầu tiên của 3 nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia). Ngày 12-11-2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 1874/QĐ-TTg ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế. Theo quyết định này của Thủ tướng, Viện Răng Hàm Mặt Quốc gia được đổi tên thành Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội.

Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh tuyến sau cùng về Răng Hàm Mặt, và đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học và cơ sở đào tạo cán bộ Răng Hàm Mặt ở các bậc đại học và sau đại học.

Điện thoại: 0243 8269 722

Địa chỉ: 40 Tràng Thi , Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Nhược điểm của trám răng Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội Phòng khám Răng Hàm Mặt - 3 Thái Hà

Điện thoại: 091 320 42 19

Địa chỉ: 1A ngõ 3 Thái Hà, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội

Giờ làm việc:

  • Thứ Bảy, Chủ Nhật: 08:00 - 17:00
  • Thứ Hai - Thứ Sáu: 17:00 - 20:00

Phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt - Bác sĩ Hoàng Thị Bạch Dương

Điện thoại: 0243 8211 741

Địa chỉ: 4 - A5 tập thể Nguyễn Công Trứ, Phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Giờ làm việc:

  • Thứ Bảy, Chủ Nhật: 09:00 - 12:00
  • Thứ Hai, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu: 17:00 - 20:00

Tại TP. Hồ Chí Minh

Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh là một cơ sở được Nhà nước đầu tư hơn 11 tỷ đồng. Bệnh viện đầu ngành về chuyên khoa khám và điều trị răng hàm mặt của Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh, nơi điều trị có uy tín trong nhiều năm qua, chất lượng cao - giá cả do Nhà nước qui định.Bệnh viện hoạt động theo Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2000, được tổ chức Quacert – IAZ-ANZ cấp giấy chứng nhận vào ngày 15 tháng 11 năm 2005.

Nhược điểm của trám răng Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện với đội ngũ trên 80 bác sĩ Răng Hàm Mặt nhiều kinh nghiệm, tay nghề giỏi, thường xuyên cập nhật kiến thức, được đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước liên tục. Bệnh việc có hơn 80 ghế máy nha khoa mới, trang thiết bị hiện đại nhất. Thực hiện tất cả các loại hình điều trị kỹ thuật cao của ngành Nha khoa tiên tiến như khám răng với máy nội soi, tẩy trắng răng, đo độ hôi miệng, cắm ghép răng (Implant), phục hình răng sứ, hàm khung kim loại, chỉnh hình răng mặt, cạo vôi bằng máy siêu âm, massage răng miệng, trám răng thẩm mỹ, phẫu thuật hàm mặt, thẩm mỹ và tạo hình.

Điện thoại: 08267325

Địa chỉ: 263-265 Trần Hưng Đạo, Cô Giang, Quận 1, Hồ Chí Minh

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!